Giỏ hàng
Tài khoản

Bắt Đầu Với Đĩa Than (Phần 1)

calendar 28/06/2023 user Đăng bởi: Quách Huấn

Có nhiều bạn inbox SVR và hỏi, “Mình thấy chơi đĩa than rất gì và này nọ, muốn bắt đầu nhưng không biết từ đâu, SVR có thể tư vấn giúp ko?”, nên mình viết bài tổng hợp nho nhỏ này để giúp các bạn hiểu rõ hơn thú vui tao nhã (và rất ghiền này).

(Mọi thông tin chi tiết trong bài đều từ kinh nghiệm cá nhân (ít ỏi) của mình. Các bạn nếu thấy sai sót xin giúp SVR điều chỉnh nhé)

Trên Google, các bạn có thể gõ từ khóa “Đĩa than” là có thể tìm thấy rất rất nhiều các bài viết về thú chơi đĩa than, các bài chia sẻ kinh nghiệm, abcd. Điều này chứng tỏ phong trào chơi đĩa than đang phát triển và phổ biến ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy hiện nay Nhạc số đang ngày càng thông dụng, và dễ dàng để tiếp cận đến tất cả mọi người, nhưng cảm giác khi bạn lấy đĩa than ra khỏi vỏ, nhẹ nhàng đặt lên mâm, nâng kim đặt xuống mặt đĩa, và rồi âm thanh sâu lắng vang lên, cái cảm giác đó không có gì thay thế được.

 

Hầu hết các bài viết chia sẻ kinh nghiệm chơi đĩa than trên mạng hiện nay đều sẽ khiến các bạn hoa mắt chóng mặt ít nhiều, vì có quá nhiều thuật ngữ chuyển dụng, như Kim (Cartridge), Cần (Tonearm), Mâm (Turntable), Phonostage, v.v… mà phải mất thời gian và kinh nghiệm các bạn mới có thể hiểu thấu đáo được. SVR xin tổng hợp lại đơn giản những gì bạn cần để có thể bước chân vào thế giới tuyệt vời của Đĩa than.

 

  1. Ngân sách: bạn muốn chi bao nhiêu cho dàn nghe nhạc Đĩa than?

  2. Hệ thống: Sau khi bạn mua được một Mâm đĩa ưng ý, đừng nghĩ như thế là đã xong việc 😊. Bạn sẽ cần đầu tư thêm cho Ampli, và Loa (nếu như bạn chưa có, tất nhiên!)

  3. Không gian: Bạn quyết định mua Mâm đĩa – Ampli – Bộ loa, vậy bạn sẽ đặt chúng ở đâu?

  4. Mới hay đã qua sử dụng?: Câu hỏi này chắc sẽ là câu hỏi khó đối với tất cả. Có những ưu và nhược điểm xung quanh câu hỏi này. Mới, có nghĩa là mọi thứ đều hoạt động, mọi thứ đều sáng bóng. Bạn sẽ ít gặp những sự cố trong quá trình sử dụng (ít nhất là trong hạn bảo hành :D ). Nhưng bạn phải trả số tiền cao hơn. Đồ cũ? Bạn có thể mua được các sản phẩm chất lượng tốt với giá tương đối thấp. Nhược điểm? Bạn có thể sẽ gặp phải một số rắc rối và sự cố trong quá trình sử dụng (có thể thôi!!) Cho nên, nếu bạn quyết định đầu tư mua đồ cũ, hãy xin tư vấn từ những người bạn có kinh nghiệm, và hãy đặt nhiều câu hỏi với người bán.

Cơ bản, để nghe nhạc được từ đĩa than các bạn cần có: Mâm đĩa – Ampli – Loa. Có thể hiểu đơn giản, Mâm đĩa đóng vai trò là công cụ chiết xuất âm thanh từ đĩa than, truyền dữ liệu âm thanh qua Ampli để xử lý, sau đó Ampli sẽ phát ra Loa.

 

Trên Mâm đĩa sẽ có các bộ phận quan trọng như Kim (Cartridge), Cần (Tonearm). Khi mới bắt đầu, các bạn có thể mua Mâm đã có tích hợp sẵn Kim và Cần, vì lúc này mình chưa có kinh nghiệm để nâng cấp hoặc mua các Kim-Cần cao cấp (thường giá từ khá đến rất cao).

 

Mâm đĩa Pro-ject Essential 3 với kim Ortofon OM10 và cần Project.

Từ Mâm đĩa, thông thường tín hiệu âm thanh phải qua một bộ khuếch đại âm thanh, gọi là Phonostage, trước khi đến Ampli. Các bạn có thể đầu tư một Phonostage rời, hoặc có thể cân nhắc khi mua Mâm đĩa có tích hợp cổng Phono out, hoặc, Ampli có tích hợp cổng Phono-in.

 

Loa thì tùy theo diện tích phòng mà mình chọn công suất loa cho phù hợp. Theo SVR, thông thường mọi người thường nghe nhạc trong căn phòng diện tích nhỏ gọn, dưới 20m2, thì mình có thể cân nhắc lựa chọn loa Bookshelf sẽ phù hợp với diện tích nhỏ. Hiện nay có một số Loa tích hợp sẵn Ampli, nên đối với những căn phòng nhỏ gọn, các bạn có thể mua thay thế luôn cho Apmli.

 

Một số Mâm đĩa SVR gọi ý cho các bạn mới chơi, có thể Plug-and-Play ngay:

 

 

Audio-Technica AT-LP120:

  • Mâm đĩa tích hợp sẵn cổng Phono out

  • Kim Audio-Technica AT95E

 

Audio-Technica AT-LP60XBT:

  • Mâm đĩa tích hợp sẵn cổng Phono out

  • Kim Audio-Technica ATN3600L

 

Pro-ject Essentials 3:

  • Có nhiều options cho các bạn lựa chọn, có tích hợp Phono out hoặc không. Kim Ortofon OM10

 

Pro-ject Debut:

  • Không có cổng Phono out - Kim Ortofon 2M red

 

Sony PS-LX310B:

  • Tích hợp Phono out – tích hợp Bluetooth để phát qua loa hoặc tai nghe Bleutooth – Kim tích hợp, không thể thay kim.

 

Crosley: Crosley nổi tiếng với việc thiết kế các Mâm đĩa di động All-in-One, kiểu vali/suitcase có tích hợp sẵn loa. Thích hợp cho các bạn dùng vừa nghe nhạc vừa làm vật trang trí. Tuy nhiên khuyết điểm thì âm thanh sẽ không hay bằng một hệ thống các bộ phận riêng.

 

Setup đầu tiên của SVR là: Mâm Pro-ject Essential 3 – Apmli NAD C338 (with Phono-in) – Loa Q Acoustic 3020, và mình rất hài long với bộ set-up này.

 

Hy vọng các bạn có thể tìm được cho mình một bộ máy nghe đĩa than thật ưng ý.

Viết bình luận của bạn: